Web guide ( Cách xem my blog)

Translate This web (Chuyển ngữ Web)

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

Tiểu sử của Steve Jobs chapter 1.8


mạnh nhờ sự chuyển đổi từ lĩnh vực then chốt là sản xuất chip bộ nhớ sang bộ vi xử lý. Chỉ trong vòng vài năm, đã có hơn năm mươi công ty sản xuất thiết bị bán dẫn mọc lên ở khu thung lũng này.
Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của ngành công nghiệp này có liên hệ mật thiết với hiện tượng khoa học nổi tiếng được phát hiện bởi Moore, một nhân vật mà năm 1965 đã đưa ra biểu đò tốc độ của mạch tích hợp dựa trên số lượng bóng bán dẫn có thể gắn trên một con chip. Moore đã chỉ ra rằng số lượng bóng bán dẫn sẽ tăng gấp đôi theo chu kỳ hai năm và quỹ đạo phát triển này được cho là vẫn tiếp tục diễn ra. Kết luận này được khẳng định lại một lần nữa vào năm 1971 khi Intel có thể đặt trọn một bộ điều khiển trung tâm vào một con chip, được gọi là bộ vi xử lý, Intel 4004. Định luật Moore vẫn còn giá trị đến tận ngày nay và dự đoán tin cậy về hoạt động của bộ vi mạch ảnh hưởng đến giá cả đã cho phép cả hai thế hệ doanh nhân, bao gồm cả Steve Jobs và Bill Gates thiết kế được biểu đồ giá cả cho các thế hệ sản phẩm của mình.
Ngành công nghiệp sản xuất chip thật sự đã mang lại một cuộc chơi mới cho vùng đất này kể từ khi Don Hoefler, người phụ trách chuyên mục của tờ Electronic News, một tờ báo về thương mại phát hành định kỳ hàng tuần, đã cho đăng một loạt các phóng sự có tựa đề “Thung lũng Silicon Mỹ” vào tháng 1 năm 1971. Vùng thung lũng Santa Clara cách đó 40 dặm, trải dài từ phía Nam San Francisco qua Palo Alto đến San Joe, có trung tâm thương mại El Camino Real, con đường huyết mạch từng nối liền 21 nhà thờ đặc trưng ở California giờ đã bùng nổ thành đại lộ trung chuyển giữa các công ty lớn, nhỏ có tổng số vốn đầu tư chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư toàn Mỹ mỗi năm. Jobs đã từng nói rằng: “Luôn phát triển không ngừng, lịch sử của nơi này đã truyền cảm hứng sáng tạo cho tôi rất nhiều. Và đó là lý do khiến tôi luôn muốn là một phần của nó”.
Giống như hầu hết những đứa trẻ khác, niềm đam mê của Jobs được nuôi lớn và ảnh hưởng bởi những người thân sống cùng từ tấm bé. “Hầu hết các các ông bố ở đây đều làm những công việc đòi hỏi sự khéo léo như quang điện {photovoltaics), ắc quy và radar. Tôi lớn lên cùng với chúng và luôn tò mò hỏi mọi người về tất cả những thứ tôi muốn biết”. Jobs nhớ lại. Một trong những người hàng xóm có ảnh hưởng nhất đến Jobs là Larry Lang, sống cách nhà Jobs bảy nhà. Jobs kể rằng “Larry là một kỹ sư HP kiểu mẫu: một người điều khiển radio lành nghề, một kỹ sư am hiểu điện tử ‘lỗi lạc’. Ông ấy thường cho tôi rất nhiều thứ để mày mò”. Khi đi cùng tôi đến nhà cũ của Lang, Jobs đã chỉ vào con đường dẫn vào ngôi nhà và nói “ông ấy lấy một chiếc micro cac- bon, một bình ắc quy và một chiếc loa đặt xuống chính con đường này. ông ấy đã bảo tôi nói vào chiếc micro và âm thanh được khuếch đại ra bằng loa”. Điều đó hoàn toàn trái ngược với những điều cha của Jobs đã dạy ông rằng một chiếc micro thì luôn luôn cần một chiếc âm ly điện tử. “Vì vậy tôi phi thẳng về nhà và nói với cha tôi rằng ông đã nhầm”.
“Không, chắc chắn là nó cần một bộ âm li (bộ khuếch đại âm thanh) để hoạt động”, Paul khẳng định một lần nữa với cậu con trai, nhưng Steve vẫn khăng khẳng bảo vệ ý kiến của mình

Share Code

adfly